Tin tức

Về Hoa Hồng Leo Từ A Đến Z

Về Hoa Hồng Leo Từ A Đến Z

Dẫu cho không phải người yêu hoa, thì đứng trước cái đẹp cũng không tránh khỏi việc rung động. Chăm một cây hồng, là nuôi dưỡng tâm hồn mình "nở hoa", từ đôi tay kiên nhẫn và đôi mắt chiêm ngưỡng.

Có thể bạn quan tâm:

Hoa hồng leo là loại cây cảnh đẹp, được trồng nhiều để làm giàn leo tường, leo hàng rào, làm vòm cổng hay được trồng thành bụi đứng trang trí thêm cho cảnh quan vườn nhà. Loài hồng này xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng khí hậu ôn đới và cận ôn đới với nhiều màu sắc, kích thước đa dạng.

1. Đặc điểm của hoa hồng leo

Còn có tên gọi khác là hoa hồng dây, tên khoa học của hoa hồng leo là Rosa spp, nguồn gốc từ châu Âu. 

Đặc điểm hình thái

- Hoa hồng leo có thân gỗ, thân leo, các cành buông rủ. Cây leo bằng cách dựa vào cây khác hoặc bám vào khung dựng có sẵn như tường, rào,…

- Gốc thân cây hóa gỗ, ở trên có phân chia thành nhiều cành. Các cành đều được phủ đầy gai nhọn.

- Tán lá hoa hồng leo rậm rạp, có thể vươn cao đến 3m.

- Lá kép hình lông chim, mỗi lá lại chứa từ 5 – 9 lá kép. Phiến lá hình ovan, có răng cưa ở mép.

- Bông hoa hồng leo đơn tính, to, bông hoa hồng đẹp nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím, đỏ, trắng... Mỗi bông có nhiều cánh dày, xếp lớp quanh một trụ tròn, đường kính 6 – 8 cm. Hoa hồng leo thường nở vào khoảng tháng 4 - tháng 5, tỏa hương thơm dịu nhẹ.

- Quả hình cầu dẹp, màu đỏ gạch.

Đặc điểm sinh thái

- Cây hoa hồng là loài cây ưa nơi thoáng, mát mẻ, thích hợp sống ngoài trời nhưng không chịu được cái nắng quá gay gắt nên hoa hồng leo thường trồng nhiều ở những vùng ôn đới.

- Loài hoa này có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc.

- Tốc độ sinh trưởng trung bình.

Ở nước ta, khu vực tốt nhất để nuôi trồng tốt nhất hoa hồng leo là ở phía Bắc hoặc vùng Cao nguyên.

2. Công dụng và ý nghĩa của hoa hồng leo

Công dụng

- Hoa hồng leo được trồng trước nhà, cồng nhà, trồng bám vào tường để làm đẹp thêm cho ngôi nhà.

- Trồng làm cổng hoa, vòm hoa lãng mạn

- Tạo bóng râm che mát trong vườn nhà.

Ý nghĩa

Hoa hồng leo chính là hình ảnh của nét đẹp, gắn liền với biểu tượng của tình yêu và những câu chuyện tình đầy lãng mạn.

3. Cây hoa hồng thích nắng nhiều

Đa số giống hoa hồng thích trồng nơi có nắng nhiều, chứ không thích trồng vào chỗ rợp, nơi có tàn cây lớn che phủ. Thời gian trong ngày mà được ánh nắng chiếu vào khoảng tám chín giờ là tốt nhất.

Nếu trồng vào nơi có thời gian rọi nắng ít trong ngày, cây hoa hồng vẫ sống được, nhưng phát triển chậm, cây có nhiều lá, ít hoa, và sắc hoa cũng lợt lạt.

Tuy nhiên, trong những tháng nắng gắt, cây hồng đòi hỏi phải tưới nhiều nước, tưới nhiều lần, nếu không hoa sẽ mau tàn, lá sẽ rũ xuống. 

4. Cây hồng không thích mưa nhiều

Mùa mưa khi trời mát mẻ, dù thiếu tưới cây cối cũng xanh tươi. Cây hoa hồng trong mùa mưa phát triển nhanh, cành lá tươi tốt, nhưng ra ít hoa.

Hoa gặp mưa lại mau tàn. Mùa mưa là mùa sâu bệnh có cơ hội tốt để tấn công liên tục lên tất cả các bộ phận của cây hoa hồng.

Vì vậy, đến mưa là nên xịt thuốc trừ sâu rầy theo định kỳ hàng tháng để ngăn ngừa sâu bệnh. Đó là việc cần làm đối với những ai trông hồng dù ít hay nhiều.

5. Cây hồng thích gió nhẹ

Hoa hồng thích nghi với nơi thông thoáng, có gió nhẹ. Nhìn cây hồng với những đoá hoa rung rinh trong gió thoảng, trồng chậu hoa hồng leo ban công thì sẽ càng đẹp hơn.

Nếu trồng vào nơi không thông thoáng, cây phát triển chậm. Nhưng, nếu nơi gió to quá thì trồng hoa hồng lại không thích hợp.

Gió to sẽ càn lướt cây hồng, khiến gốc thường xuyên bị lung lay dẫn đến kiệt sức dần, và hoa cũng chóng tàn.

Với những tháng có mưa to gió lớn, ta nên cẩn thận cắm nhiều que tre để chống đỡ thân và nhánh hồng khỏi bị gió làm nghiêng ngả.

Que nên cắm sâu xuống đất để tạo thế vững chắc, và cột cành hồng vào những que tre đó bằng dây để giữ cho cây có thể đứng vững.

6. Trồng hoa hồng phải tưới nước

Cây hoa hồng cũng là loài hoa dễ trồng nhất, thích sống ngoài nắng, nắng trong ngày càng chiếu nhiều càng tốt. Trời nắng sẽ làm cho môi trường trồng hoa hồng bị thiếu nước, và nước trong thân cây hồng cũng bốc hơi …

Vì vậy, cung cấp nước tưới cho cây hồng là việc phải làm hàng ngày. Trong mùa nắng nên tưới mỗi ngày hai lần, sáng và chiều.

Tưới cho mát cây, tưới cho thật ẩm đất (nhưng đừng để trương nước). Buổi trưa nắng gắt, có thể tưới thêm một cử nữa, nhưng phải tưới nhiều, vì nếu tưới quá ít nước sẽ làm cho đất nóng thêm lên làm tổn thương cho bộ rễ.

Đôi khi vì đó mà dẫn đến việc cây hồng phải chết héo một cách đáng tiếc! Buổi tối không nên tưới hoa hồng, vì sẽ tạo môi trường tốt cho các loại nấm xâm nhập.

Vào mùa mưa, trong những tháng nắng gắt, ta mới tưới cho hồng. Sau cơn mưa to, nên ra tận nơi quan sát kỹ xem nơi trồng hoa hồng có bị ngập úng hay không.

Nếu có phải tìm biện pháp tháo nước cho bằng hết. Với hoa hồng trồng chậu kiểng cũng không để gặp cảnh úng thuỷ.

7. Đất Trồng Hồng Leo

Đất trồng

Để trộn đất trồng hoa hồng leo, có thể trộn theo tỉ lệ như sau: 50% đất màu có độ dẻo: 20% trấu: 20% đất sạch : 5% phân chuồng hoa mục: 5% phân hữu cơ vi sinh. Tất cả được trộn đều rồi ủ trước khi trồng hoa vài ngày.

Ở phía dưới đáy chậu cũng cần lót vào mẩu xốp hoặc một lớp trấu khô để đề phòng hoa hồng bị ngập úng, gây thối gốc, chết cây.

Thay đất

Nếu bạn trồng hoa hồng leo trong chậu, sau khoảng 1 năm đất trồng cho cây đã cạn kiệt, không gian không đủ cho rễ cây phát triển; nếu sử dụng phân hóa học sẽ khiến đất bị chai không thể cải thiện được; cây cũng có hiện tượng lá bị già, khô héo, cành khẳng khiu….

Đó là thời điểm cần phải thay đất, thay chậu cho hoa hồng leo.

Trước khi thay chậu, nên ngừng tưới nước khoảng 1 ngày để tránh hiện tượng võ bầu, sau đó nhấc toàn bộ cây hồng leo với bầu cây ra khỏi chậu để trồng sao chậu mới với giá thể mới đã được trộn đủ dinh dưỡng cho cây.

Sau khi thay chậu, cần tưới đẫm nước cho cây. Tưới từ từ cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu thì ngưng. Kết hợp thay chậu là tiến hành tỉa bớt những cành già, dài, lá vàng úa để cây sinh trưởng tốt hơn.

8. Cắt Tỉa Cành, Hoa

Với cây hoa hồng leo, nên tỉa bớt những cành nhỏ, hoa tàn nên tỉa bỏ đoạn tầm 2 – 3 đốt lá vì những mầm ở đốt lá này sẽ làm cây yếu, tạo ra những bông hoa nhỏ; tỉa bớt những mầm phụ.

9. Cách chọn chậu

Đối với cây hoa hồng leo nhỏ, thấp hơn 0.5m thì nên chọn chậu có kích thước 20x20cm. Bởi cây còn nhỏ, nhu cầu về nước chưa nhiều nên chọn chậu nhỏ có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm hơn.

Đối với cây lớn hơn, có chiều cao gần 1m hoặc hơn 1m thì nên chọn chậu có kích thước 40x40 cm hoặc 50x50cm. Trong trường hợp không gian trồng hẹp thì có thể chọn chậu có đường kính 30cm nhưng cao ít nhất 50cm.

Nếu muốn dễ dàng di chuyển thì có thể chọn chậu nhựa, không những nhẹ mà còn rẻ. Còn nếu chỉ để đặt trang trí cố định thì nên chọn chậu gỗ, chậu sứ, chậu gỗ, những loại chậu có hoa văn trang trí đẹp.

Bên cạnh chọn chậu, người trồng cũng nên chuẩn bị một bộ khung để làm giá đỡ cho hoa hồng leo.

10. Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa hồng leo cần chú ý một số điểm sau:

- Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá, nhất là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây hại hình thành, phát triển và gây bệnh cho cây.

- Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.

- Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 – 10 ngày/ lần.

- Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite 20 ngày/lần.

>>> Xem ngay các giống hồng leo dễ trồng tại đây

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 455 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0909306952

Gmail: gauconflower@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/gauconflower/

Nguồn: Sưu Tầm


popup

Số lượng:

Tổng tiền: